4.4.25

Các nhà khoa học nữ và nam: Hiệu ứng bất ngờ về giới của việc rút lại các bài báo

CÁC NHÀ KHOA HỌC NỮ VÀ NAM: HIỆU ỨNG BẤT NGỜ VỀ GIỚI CỦA VIỆC RÚT LẠI CÁC BÀI BÁO

Các tác giả: Catherine Guaspare, Abdelghani MaddiMichel Dubois

Việc có nhiều phụ nữ trong nhóm nghiên cứu có thể cải thiện kết quả nghiên cứu khoa học. NationalInstituteofAllergyandInfectiousDiseases/UnsplashCC BY

Không thiếu những lý do khiến ta quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong khoa học: làm cho những cống hiến của họ cho tiến bộ khoa học được thừa nhận, mở rộng những viễn cảnh nghiên cứu, thúc đẩy bình đẳng về cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, đề nghị những hình mẫu để khơi nguồn cảm hứng cho các thế hệ mới, v.v.. Tuy nhiên, một thách thức không kém phần quan trọng vẫn thường ít được quan tâm: tác động của sự công bình đối với chính chất lượng của sản phẩm khoa học.

-------------------------------

Được công bố gần đây trên tạp chí Quantitative Science Studies, nghiên cứu của chúng tôi, với sự hỗ trợ của Agence nationale de la recherche - Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp -, cho thấy rằng việc thúc đẩy sự công bình trong khoa học đi xa hơn rất nhiều công bằng xã hội hoặc sự mở rộng các viễn cảnh nghiên cứu: đó cũng là hành động một cách tích cực đối với độ tin cậy của công trình khoa học được công bố.

Thế thì khi khủng hoảng Covid-19 đã đưa ra ánh sáng tầm quan trọng của việc rút các bài báo để có những điều chỉnh khoa học, liệu ta có thể thiết lập mối quan hệ giữa giới tính của các tác giả và rủi ro bị rút các công bố? Hoặc rõ hơn, những công bố do phụ nữ hay nam giới đứng tên có bị rút vì những lý do giống nhau? Đôi lúc chúng tôi có những kết quả nghiên cứu bất ngờ. 

Print Friendly and PDF

2.4.25

Tại sao Trung Quốc lại tận hưởng sự suy sụp của nước Mỹ dưới thời Donald Trump

TẠI SAO TRUNG QUỐC LẠI TẬN HƯỞNG SỰ SUY SỤP CỦA NƯỚC MỸ DƯỚI THỜI DONALD TRUMP

Tác giả: Pierre-Antoine Donnet

Tập Cận Bình vỗ tay sau một trong những bài phát biểu của ông trước Bộ Chính trị ĐCSTQ. Nguồn: Saudi Gazette.

Trung Quốc và đồng minh Nga có mọi lý do để hoan nghênh lập trường mà Donald Trump đưa ra kể từ ngày 20 tháng 1, ngày này qua ngày khác, dường như báo hiệu sự kết thúc của vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới.

--------------------------------------------------------

Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những tuyên bố gần như hàng ngày của Donald Trump có nghĩa là đã đến lúc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á và có lẽ cùng là dịp để chiếm lấy Đài Loan.

Hầu như không có ngày nào trôi qua mà Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không công bố các biện pháp mới phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, bao gồm: hủy bỏ chương trình chủ yếu là nhân đạo của USAID, vốn là công cụ chính của quyền lực mềm của Mỹ, và chấm dứt viện trợ tài chính cho VOA (Voice of America) và RFE (Radio Free Europe), những chương trình phát sóng dựa trên các giá trị dân chủ được nghe rộng rãi ở Châu Á. Hàng trăm nhân viên của hai đài phát thanh này, bị Donald Trump và Elon Musk người được ông che chở, gọi là “những kẻ cực tả điên rồ”, đã bị ban lãnh đạo của hai đài phát thanh này sa thải chỉ trong một ngày, hai đài phát thanh mà các chương trình được phát bằng sáu mươi ngôn ngữ và được hơn 420 triệu người ở hơn một trăm quốc gia lắng nghe.

Print Friendly and PDF

31.3.25

Marietje Schaake - Say More…

MARIETJE SCHAAKE

SAY MORE

(Chuyên mục phỏng vấn chuyên sâu của Project Syndicate)

serggn/Getty Images

Ngày 8 tháng 10 năm 2024

Tuần này trong mục Say More, PS trò chuyện với Marietje Schaake, cựu thành viên của Nghị viện Châu Âu, Giám đốc Chính sách Quốc tế của Trung tâm Chính sách Không gian mạng tại Đại học Stanford, Nghiên cứu viên Chính sách Quốc tế tại Viện Trí tuệ Nhân tạo lấy con người làm trung tâm (Institute for Human-Centered Artificial IntelligenceHAI) của Stanford và là thành viên của Ủy ban Điều hành Cơ quan Cố vấn Cấp cao của Liên Hợp Quốc về Trí tuệ Nhân tạo.

Project Syndicate: Các công nghệ mạnh mẽ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo tạo sinh, có thể “làm suy yếu nền quản trị dân chủ”,  đã cảnh báo vào đầu năm nay. Trong cuốn sách của mình, The Tech Coup: How to Save Democracy from Silicon Valley (tạm dịch: Cuộc đảo chính công nghệ: Làm thế nào để cứu nền dân chủ khỏi thung lũng Silicon), lập luận rằng các công ty công nghệ đang làm trầm trọng thêm rủi ro này khi đảm nhận ngày càng nhiều các chức năng vốn “thường thuộc về nhà nước”. Tại sao việc thuê ngoài [outsource] cho khu vực tư nhân này lại đáng lo ngại hơn so với trước đây và nên xem xét lại các khuôn khổ pháp lý như thế nào để ứng phó với những nguy cơ mới?

Marietje Schaake: Có một “hệ sinh thái” các công ty, lớn và nhỏ, nắm giữ quyền lực to lớn vì họ sản xuất hoặc kiểm soát các công nghệ ảnh hưởng đến quyền của mọi người hoặc vai trò của nhà nước. Lượng dữ liệu, sức mạnh tính toán, vốn và tài năng mà họ đã tích lũy được cùng với sự đa dạng của các vai trò thiết yếu mà họ đảm nhận trong thế giới của chúng ta, là điều chưa từng có tiền lệ. Thêm vào đó là các sản phẩm thường không minh bạch, được cá nhân hóa cao độ, luôn thay đổi và không thể đoán trước - như trường hợp của trí tuệ nhân tạo - và việc quản lý các công ty này có thể cực kỳ khó khăn.

Hậu quả là một cuộc đảo chính công nghệ” tạo ra mối đe dọa cho nền dân chủ, vì nó khiến công chúng không thể thực hiện được quyền tự quyết thực sự hoặc buộc các công ty phải chịu trách nhiệm giải trình. Trước các nguy cơ này, cần có các biện pháp đối trọng mạnh.

Print Friendly and PDF

29.3.25

Giới thiệu sách Khi con chip lên ngôi của Nguyễn Trung Dân và AI: Bình minh của một cuộc cách mạng KH&CN mới

GIỚI THIỆU sách

KHI CON CHIP LÊN NGÔI

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NÀO CHO VIỆT NAM?

Tác giả Nguyễn Trung Dân

 Nguyễn Xuân Xanh trình bày

Đặc biệt hơn, tình cờ vào năm 2007, tác giả được biết đến câu chuyện về Morris Chang, người có công hàng đầu trong việc xây dựng nền công nghiệp chip bán dẫn của Đài Loan, qua lời kể và giới thiệu của một vị giáo sư già người Đài Loan tại một hội nghị khoa học. Cũng chính vì say mê câu chuyện về Morris Chang đã khiến tác giả bỏ nhiều công sức và thời gian tìm hiểu sự nghiệp cũng như công ty TSMC của ông và về ngành công nghiệp chip bán dẫn. Và đó cũng là nguyên nhân thôi thúc tác giả viết loạt bài chip bán dẫn, làm cơ sở cho cuốn sách, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực này. Qua phần viết riêng về Morris Chang và TSMC, tác giả mong muốn gửi tới các bạn trẻ cũng như các nhà hoạch định chính sách KH&CN ở trong nước một tấm gương đáng học hỏi, nhằm tận dụng những khả năng đặc biệt của lớp trẻ cũng như nắm bắt cơ hội lịch sử về chip bán dẫn để đưa Việt Nam tiến lên trở thành một cường quốc về KH&CN và kinh tế.

Nguyễn Trung Dân

Print Friendly and PDF

27.3.25

Chủ nghĩa trọng thương thời đại tiền mã hóa: học thuyết kinh tế của Donald Trump

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG THỜI ĐẠI TIỀN MÃ HÓA: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA DONALD TRUMP

Tác giả: Éric Monnet

Trump muốn buộc người châu Âu cống nạp cho đế chế.

Kế hoạch của ông dựa trên ba trụ cột: tiền tệ, thương mại và công nghệ.

Cuộc tiến công sắp tới của Hoa Kì có thể diễn ra bằng các đồng tiền mã hóa ổn định.

Để chuẩn bị đối phó, cần hiểu sự nối khớp cơ bản trong chính sách kinh tế của Trump: học thuyết trọng thương thời đại tiền mã hóa.

-----------------

Chính sách kinh tế của Donald Trump theo một logic trọng thương chủ nghĩa xác định rằng sức mạnh của một Nhà nước nằm ở năng lực gia tăng xuất khẩu và áp đặt các quy tắc của mình lên các quốc gia khác. Giống như chủ nghĩa trọng thương lịch sử của thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tân trọng thương này do một Nhà nước mạnh chủ trương còn lâu mới mâu thuẫn với việc bảo vệ những quyền lợi và lợi nhuận tư nhân[1]. Chủ nghĩa này tìm cách sử dụng và làm tăng giá trị những doanh nghiệp tư nhân lớn như là các vectơ chính của sức mạnh của quốc gia và dân tộc. Sức mạnh kinh tế không nên bắt nguồn từ những nguyên lí của tự do thương mại nhưng phải từ năng lực của Hoa Kì áp đặt những chuẩn của mình cho phần còn lại của thế giới, bằng việc sử dụng liên tục các tương quan lực lượng và sự hợp nhất hài hòa giữa bộ máy Nhà nước và chiến lược của các doanh nghiệp lớn. Chủ nghĩa trọng thương của Trump không giới hạn ở chính sách bảo hộ thương mại và có một mảng chính sách tiền tệ quan trọng đã có mặt trong chương trình, những tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử tổng thống và tài liệu then chốt về chính sách kinh tế mới của Washington: học thuyết Miran. Mảng tiền tệ này gồm hai yếu tố: duy trì và thậm chí củng cố đồng đôla như là đồng tiền dự trữ thế giới, và phát triển vai trò của các đồng tiền mã hóa[2]

Ngược lại với những gì mà việc tôn vinh đồng bitcoin và những thông báo inh ỏi gợi ý – và cuối cùng là rất ít tham vọng – liên quan đến việc tạo lập một dự trữ các đồng tiền mã hóa, khả năng lớn là chủ nghĩa trọng thương của chính quyền Trump trong thời đại mới này nhắm đến việc phát triển những đồng tiền mã hóa ổn định (stablecoins), nghĩa là những đồng tiền mã hóa – trái với đồng bitcoin – có thể có một giá trị ổn định dựa vào giá trị của các đồng tiền dự trữ.

Print Friendly and PDF

25.3.25

Châu Á đối mặt với bom chùm của những thuế quan có qua có lại của Hoa Kỳ

CHÂU Á ĐỐI MẶT VỚI BOM CHÙM CỦA NHỮNG THUẾ QUAN CÓ QUA CÓ LẠI CỦA HOA KỲ

Tác giả: Hubert Testard

Hàng bom trong một boongke ở Osan, Hàn Quốc. Nguồn gốc: Picryl. DR.

Trong bộ công cụ của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, “những quyền lợi có qua có lại” được công bố sẽ áp dụng vào ngày 2 tháng 4 cấu thành một dự án mang tính cách mạng và, nếu thực sự được triển khai, sẽ gây ra sự tan rã của nền thương mại toàn cầu. Ở Châu Á, các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị đối đầu và đàm phán.

Dự án “những biện pháp có qua có lại” là một dự án mang tính cách mạng. Theo định nghĩa do Nhà Trắng đưa ra trong “sắc lệnh hành pháp” ngày 13 tháng 2, vấn đề là xác định đối với từng quốc gia một mức thuế quan phản ánh chính xác mức thuế mà mỗi đối tác áp dụng cho từng sản phẩm. Chính sách này sẽ được áp dụng cho tất cả các sản phẩm được nhập khẩu hoặc xuất khẩu bởi Hoa Kỳ. Nó cũng sẽ bao gồm các chế độ thuế và đặc biệt là thuế GTGT. Cuối cùng, nó sẽ liên quan đến tất cả các hàng rào được gọi là “phi thuế quan”, có thể rất đa dạng (giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn, giấy phép tiếp thị, quy định vệ sinh và kiểm dịch thực vật, v.v.). Việc quy đổi các biện pháp phi thuế quan này thành các mức thuế quan tương đương là một bài toán cực kỳ phức tạp có thể dẫn đến những đánh giá hoàn toàn tùy tiện. Quy mô của dự án lớn đến mức “sắc lệnh hành pháp” đã cho các cơ quan chính quyền sáu tháng để đưa ra các đề xuất triển khai. Nhưng Donald Trump đã rút ngắn thời hạn này xuống còn sáu tuần, bắt đầu được thi hành từ ngày 2 tháng 4.

Dự án này được bổ sung vào các mức thuế quan đặc thù đối với một loạt sản phẩm mà chính quyền Hoa Kỳ muốn tăng cường bảo vệ, như chúng ta đã thấy đối với thép và nhôm. Sự bổ sung các biện pháp này gây ra vấn đề nghiêm trọng cho nhiều nước Châu Á.

Print Friendly and PDF

23.3.25

Cuộc Đại Biến Chuyển của Karl Polanyi là một tác phẩm phê bình kinh điển về chủ nghĩa tư bản

CUỘC ĐẠI BIẾN CHUYỂN CỦA KARL POLANYI LÀ MỘT TÁC PHẨM PHÊ BÌNH KINH ĐIỂN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN – NHƯNG ĐÓ KHÔNG PHẢI THÀNH CÔNG MỘT SỚM MỘT CHIỀU

Theo Polanyi, sự mở rộng của xã hội thị trường không mang lại hòa bình và thịnh vượng mà là sự sụp đổ kinh tế, chủ nghĩa phát xít và chiến tranh. Everett Collection/Shutterstock

Nhà lý thuyết xã hội người Hungary Karl Polanyi nổi tiếng nhất với tác phẩm khám phá sự sụp đổ của các thể chế tự do diễn ra trong giai đoạn 1914-1945. Cuốn sách The Great Transformation (Cuộc Đại Biến Chuyển) của ông lần theo những thảm họa của những thập kỷ đó đến quá trình toàn cầu hóa của chủ nghĩa tự do thị trường.

Theo quan điểm của ông, nỗ lực của các nhà xã hội chủ nghĩa tự do nhằm thiết lập một hệ thống thị trường “tự điều tiết” chắc chắn sẽ phá vỡ cấu trúc xã hội, gây ra những phản ứng làm suy yếu hoạt động của chính hệ thống.

Sau khi được xuất bản vào năm 1944, Cuộc Đại Biến Chuyển đã thu hút được sự quan tâm trong giới nhân học nhưng vẫn còn khá xa lạ với các chuyên ngành khác và công chúng. Điều này bắt đầu thay đổi nhờ vào sự trỗi dậy của chủ nghĩa tân tự do vào những năm 1980. Số lượng độc giả của Polanyi tăng vọt và địa vị của cuốn sách như một tác phẩm kinh điển về lý thuyết xã hội thế kỷ 20 đã được khẳng định.

Danh tiếng của quyển sách đã tăng lên trong những năm gần đây. Theo dữ liệu từ Google, các trích dẫn về "Karl Polanyi" bắt đầu tăng nhanh từ đầu những năm 1980, tốc độ này tăng nhanh hơn vào hai thập niên 2010 và 2020. Và vào ngày 20 tháng 6 năm 2024, Cuộc Đại Biến Chuyển đã có lần tái bản đầu tiên kể từ năm 2001 – và là ấn bản đầu tiên tại Anh kể từ (khi ra mắt vào) năm 1945. Điều gì giải thích cho những thay đổi về vận mệnh của tác phẩm vĩ đại của Polanyi?

Print Friendly and PDF

21.3.25

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: biết dùng khi nào thay vì dùng như thế nào

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO SINH: BIẾT DÙNG KHI NÀO THAY VÌ DÙNG NHƯ THẾ NÀO

Tác giả: Gildas Agbon

Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Laval

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh được truyền bá trong mọi lĩnh vực (Shutterstock)

Hiện nay, bất kỳ ai tinh ý đều đã từng, dù chỉ một lần, nhận ra giọng văn cứng nhắc của robot trong một bài tập ở trường, một thông điệp trên LinkedIn, một thư điện tử, hay cả một thông báo của chính phủ.

Kể từ khi OpenAI công bố ChatGPT vào tháng 11 năm 2022, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (IAG) đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội – giáo dục, văn hoá, kinh doanh, nghiên cứu.

Theo thông báo mới nhất của OpenAI, chỉ riêng ChatGPT đã có trên 200 triệu người dùng mỗi tuần.

Một thực tế lý thú là sự hào hứng này tự tạo cho mình một đạo đức riêng. Do đó, ta thường nghe nói: “Tôi dùng ChatGPT vì tôi biết cách dùng đúng”. Hơn cả một niềm tin tự tâng bốc mình, có phải đó là ảo tưởng quan trọng nhất về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo của chúng ta?

Từ vài năm nay, tôi dành một phần quan trọng của nghiên cứu của tôi cho vấn đề này. Chính xác là luận án tiến sĩ của tôi tại Đại học Laval chú trọng đến những cách thức không ngờ tới mà các diễn ngôn về công nghệ đang xây dựng một văn hoá kỹ thuật số lành mạnh (hoặc không lành mạnh) trong các tổ chức và trong xã hội.

Print Friendly and PDF

19.3.25

Tâm lý học có thể giúp mọi người sống cuộc sống thân thiện với khí hậu hơn như thế nào – những bài học từ khắp nơi trên thế giới

TÂM LÝ HỌC CÓ THỂ GIÚP MỌI NGƯỜI SỐNG CUỘC SỐNG THÂN THIỆN VỚI KHÍ HẬU HƠN NHƯ THẾ NÀO – NHỮNG BÀI HỌC TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Các chính sách khí hậu khác nhau sẽ có hiệu quả ở những nơi, cộng đồng và bối cảnh khác nhau, do đó, nghiên cứu mới làm nổi bật những sắc thái này có thể là một công cụ quan trọng. Nguồn ảnh: Jacob_09/Shutterstock

Các biện pháp can thiệp nhanh chóng và dễ dàng truyền cảm hứng cho mọi người trực tiếp hành động vì khí hậu chính là chén thánh. Các nhà khoa học hành vi và nhà hoạch định chính sách rất muốn tìm hiểu xem những bước đi nhỏ nào có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Một trong những cuộc thí nghiệm lớn nhất từng được tiến hành về tâm lý học biến đổi khí hậu cho thấy rằng cùng một biện pháp can thiệp có những kết quả khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể, và quan trọng là, vào đất nước, nơi đang diễn ra sự thay đổi.

Nghiên cứu mới của một đội ngũ quốc tế gồm hơn 250 nhà khoa học đã nghiên cứu một vài biện pháp can thiệp vào môi trường và cách người dân phản ứng với chúng ở 63 nước.

Ở Áo, một trong những cách tốt nhất để tăng cường hành vi bảo vệ môi trường hiệu quả, chẳng hạn như dành thời gian cho việc trồng cây, là cung cấp cho mọi người dân thông tin cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, đang ảnh hưởng tiêu cực lên châu Âu và gây thiệt hại cho những người xung quanh. Đây là những gì các nhà khoa học hành vi gọi là giảm khoảng cách tâm lý |reducing psychological distance|. Sự nhận diện này khiến những rủi ro và mối nguy hiểm của biến đổi khí hậu trở nên cấp thiết và dễ có mối liên hệ hơn, khuyến khích mọi người hành động chống lại nó.

Nhưng ở Đức, một nước có chung ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử lâu đời với Áo, lại có kết quả rất khác cho cùng một sự can thiệp. Những người dân tham gia có xu hướng ít tin vào biến đổi khí hậu, ít có khả năng ủng hộ các chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu và ít có khả năng trồng cây.

Print Friendly and PDF

17.3.25

Trung Quốc kẻ chiến thắng trước sự chuyển đổi thế giới mà Trump mong muốn

TRUNG QUỐC KẺ CHIẾN THẮNG TRƯỚC SỰ CHUYỂN ĐỔI THẾ GIỚI MÀ TRUMP MONG MUỐN

Tác giả: Pierre-Antoine Donnet

Đài Loan, cuộc diễn tập mới của hải quan Trung Quốc năm 2024: Agencia Nova. DR

Tư thế công khai ủng hộ Nga trên vấn đề Ukraine của Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ đang gây ra sự hoang mang ở Châu Á về vấn đề Đài Loan và có khả năng khiến Trung Quốc trở thành bên hưởng lợi lớn từ sự trở mặt của Mỹ với nhiều hệ quả.

--------------------------------------------------

Đài Loan, trong tầm ngắm của Bắc Kinh, có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của sự ngông cuồng của Nhà Trắng. Việc Donald Trump “bỏ rơi” Ukraine, chấp nhận những đòi hỏi của Vladimir Putin, kết hợp với lời đe dọa bỏ mặc Châu Âu trong số phận của mình khi phải đối đầu với Nga, đang khiến Châu Á ngày càng lo ngại rằng ông có thể làm điều tương tự với Trung Quốc của Tập Cận Bình bằng cách nhường lại Đài Loan cho Trung Quốc.

Cảnh những cáo buộc dữ dội chưa từng thấy của Donald Trump, cùng với phó tổng thống JD Vance, đối với vị khách người Ukraine Volodymyr Zelensky, được truyền hình trực tiếp trên các đài truyền hình khắp thế giới vào ngày 28 tháng 2, sẽ mãi được ghi nhớ như một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của thế giới. Sự chuyển đổi mà chính quyền Trump mong muốn đã có bước ngoặt đáng kinh ngạc vào ngày 24 tháng 2 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York khi Hoa Kỳ, đứng về phe Nga và Triều Tiên, bỏ phiếu chống lại một nghị quyết được trình lên Đại hội đồng lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Thêm một điều chưa từng thấy: Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã thông qua cùng ngày một nghị quyết kêu gọi “chấm dứt nhanh chóng” cuộc xung đột ở Ukraine mà không lên án Nga, Hoa Kỳ đã trắng trợn bỏ phiếu cùng với Nga và Trung Quốc. Thứ Hai ngày 3 tháng 3, Nhà Trắng tuyên bố đóng băng mọi chuyển giao vũ khí cho Ukraine và vào thứ Tư ngày 5 tháng 3, Giám đốc CIA John Ratcliffe thông báo quyết định của Donald Trump về việc chấm dứt hợp tác với Ukraine trong lĩnh vực tình báo, một lĩnh vực thiết yếu đối với quân đội Ukraine.

Print Friendly and PDF